8 bước chuẩn bị trước khi khởi công xây dựng

Xây dựng một ngôi nhà hay công trình là quá trình hiện thực hóa bản vẽ thiết kế thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng các giai đoạn. Mỗi bước chuẩn bị đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi, hạn chế những rủi ro ngoài mong muốn và tối ưu hóa chi phí. Từ việc hoàn thiện hồ sơ thiết kế, thủ tục pháp lý đến các công tác chuẩn bị mặt bằng, mỗi khâu đều cần được thực hiện cẩn thận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết 8 bước quan trọng chuẩn bị khởi công để đảm bảo quá trình thi công diễn ra hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất.

Artboard 1 1 01 - TreNghe

1. Hoàn thiện hồ sơ

Một trong những bước đầu chuẩn bị khởi công đó là chuẩn bị hồ sơ thiết kế. Một bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, hạn chế tối đa sai sót và các chi phí phát sinh không mong muốn. Đây chính là nền tảng giúp chủ đầu tư và đơn vị thi công có cái nhìn tổng thể, từ đó dễ dàng quản lý tiến độ và chất lượng công trình. Trong đó có 2 loại giấy tờ mà chủ đầu tư cần chuẩn bị gồm: Giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế.

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận quyền xây dựng theo đúng quy định. Việc có giấy phép đầy đủ giúp công trình tránh được những rủi ro liên quan đến pháp lý.

Hồ sơ thiết kế bao gồm nhiều hạng mục quan trọng như bản vẽ kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện nước, phối cảnh 3D. Những tài liệu này  bên cạnh giúp hình dung rõ ràng về công trình trước khi thi công mà còn là cơ sở để kiểm soát từng giai đoạn thực hiện.

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ

2. Hoàn tất thủ tục pháp lý

Trước khi khởi công, cần đảm bảo đã có đầy đủ giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Sau đó, chủ đầu tư cần tiến hành thông báo khởi công xây dựng. Đây là bước quan trọng cần thực hiện trước khi bắt đầu thi công. Chủ đầu tư phải gửi thông báo khởi công đến UBND phường/xã nơi xây dựng công trình. Nội dung thông báo cần bao gồm thông tin về chủ đầu tư, đơn vị thi công, địa điểm xây dựng, quy mô công trình và thời gian dự kiến khởi công. Việc thông báo này giúp cơ quan chức năng quản lý, giám sát quá trình thi công, đồng thời tránh các vấn đề pháp lý phát sinh.

Bước 2: Thủ tục pháp lý
Bước 2: Thủ tục pháp lý

3. Chuẩn bị mặt bằng thi công

Mặt bằng thi công cần được dọn dẹp sạch sẽ và loại bỏ các loại cây cối, rác thải, các vật dụng không cần thiết, đồng thời phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tập kết vật tư và thi công. Nếu khu vực xây dựng có công trình cũ cần phá dỡ, gia chủ cần thuê đơn vị phá dỡ chuyên nghiệp để thực hiện đúng quy trình an toàn, tránh ảnh hưởng đến môi trường và nhà dân xung quanh.

Bước 3: Chuẩn bị mặt bằng
Bước 3: Chuẩn bị mặt bằng

4. Xác định mốc xây dựng

Mốc xây dựng là các điểm mốc quan trọng xác định mốc ranh giới của công trình. Việc đo đạc chính xác và đánh dấu mốc đúng tiêu chuẩn giúp công trình được thi công đúng theo thiết kế, tránh sai lệch ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể. Việc xác định mốc chuẩn xác ngay từ đầu giúp công trình thi công đúng quy chuẩn, tránh các tranh chấp về sau.

Quá trình xác định mốc xây dựng bao gồm:

  • Xác định ranh giới xây dựng: Đảm bảo đúng với giấy phép xây dựng và quy định pháp luật.
  • Xác định tọa độ công trình: Đơn vị đo đạc sẽ tiến hành lấy mốc toạ độ theo vị trí của thửa đất (đơn vị đo đạc cung cấp đủ biên bản giao mốc tọa độ có chữ ký và đóng dấu bởi cơ quan chức năng cho chủ đầu tư)
  • Cố định mốc xây dựng: Đánh dấu rõ ràng để đảm bảo quá trình thi công diễn ra chính xác, tránh tình trạng điều chỉnh sai sót khi đã bắt đầu xây dựng.
Bước 4: Xác định mốc xây dựng
Bước 4: Xác định mốc xây dựng

5. Cấp điện và nước thi công

Điện và nước là hai yếu tố thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công. Trước khi khởi công, cần làm việc với đơn vị cung cấp để đăng ký đấu nối hợp pháp, đảm bảo công trình có đủ điện nước sử dụng trong suốt quá trình xây dựng. 

Bên cạnh đó, việc bố trí hệ thống điện nước phải đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dây dẫn điện cần có thiết bị bảo vệ, tránh nguy cơ chập cháy, trong khi nguồn nước phải được phân bổ hợp lý để phục vụ các hạng mục như trộn bê tông, vệ sinh công trình và sinh hoạt của công nhân. Chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu sẽ giúp công trình thi công liên tục, tránh gián đoạn không đáng có.

Bước 5: Cấp điện nước và thi công
Bước 5: Cấp điện nước và thi công

6. Xác định vị trí tập kết vật tư và lán trại

Việc xác định vị trí tập kết vật tư là yếu tố quan trọng giúp quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, đảm bảo nguyên vật liệu được bảo quản tốt và thuận tiện khi sử dụng. Khu vực này cần được sắp xếp khoa học, tránh cản trở giao thông trong công trình cũng như ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Ngoài ra, đối với những vật liệu dễ hư hỏng do thời tiết như xi măng, sắt thép, gỗ,… cần có phương án che chắn, bảo vệ hợp lý để đảm bảo chất lượng trong suốt thời gian thi công.

Nếu công trình có thời gian thi công kéo dài, việc bố trí lán trại cho công nhân là điều cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt nhất. Khu vực này cần được xây dựng an toàn, đảm bảo các nhu cầu cơ bản như chỗ nghỉ ngơi, vệ sinh, nước sạch và nơi ăn uống hợp lý, giúp công nhân duy trì sức khỏe và năng suất lao động ổn định.

Trong trường hợp vị trí xây dựng không có đủ diện tích đất để tập kết vật tư và dựng lán trại cho đội ngũ thi công, chủ đầu tư cần liên hệ với các chủ sở hữu đất lân cận hoặc chính quyền địa phương để xin thuê, mượn đất để phục vụ quá trình thi công.

Bước 6: Xác định vị trí tập kết vật tư và lán trại thi công
Bước 6: Xác định vị trí tập kết vật tư và lán trại thi công

7. Khảo sát hiện trạng công trình lân cận

Khi thi công trong khu dân cư hoặc gần các tòa nhà khác, việc khảo sát hiện trạng công trình lân cận là bước quan trọng giúp đánh giá các yếu tố có thể bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng. Việc kiểm tra kết cấu, nền móng, tường bao và các hạng mục khác của công trình xung quanh sẽ giúp xác định mức độ rủi ro, từ đó đưa ra phương án thi công phù hợp để đảm bảo an toàn. Điều này không chỉ giúp bảo vệ các công trình liền kề mà còn tránh những tranh chấp không đáng có về sau.

Trong trường hợp các công trình lân cận có dấu hiệu xuống cấp hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công, cần thực hiện các biện pháp gia cố như chống lún, chống nứt hoặc lắp đặt vách ngăn bảo vệ. Ngoài ra, việc ghi nhận hiện trạng bằng hình ảnh, biên bản trước khi thi công cũng là một bước quan trọng giúp chủ đầu tư có cơ sở đối chứng nếu xảy ra tranh chấp. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu sẽ đảm bảo quá trình thi công diễn ra an toàn, hạn chế tối đa các tác động không mong muốn đến công trình xung quanh.

Bước 7: Khảo sát hiện trạng các công trình lân cận
Bước 7: Khảo sát hiện trạng các công trình lân cận

8. Chọn thời điểm khởi công phù hợp

Thời điểm khởi công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công. Một trong những yếu tố cần cân nhắc là điều kiện thời tiết, đặc biệt cần tránh mùa mưa để hạn chế ảnh hưởng đến việc thi công móng, kết cấu và các hạng mục ngoài trời. Nếu khởi công vào mùa khô, quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi hơn, giảm nguy cơ chậm tiến độ do thời tiết xấu. Ngoài ra, việc lên kế hoạch khởi công vào thời điểm thích hợp cũng giúp chủ đầu tư và nhà thầu sắp xếp nhân lực, vật tư một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, nhiều gia chủ cũng quan tâm đến phong thủy khi lựa chọn ngày khởi công. Theo quan niệm truyền thống, việc chọn ngày đẹp, giờ tốt, hợp tuổi gia chủ sẽ mang lại sự thuận lợi, may mắn và bình an trong suốt quá trình thi công cũng như cuộc sống sau này. Đối với gia chủ tin tưởng vào phong thủy, việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia để chọn thời điểm phù hợp vẫn là một yếu tố đáng cân nhắc nhằm tạo tâm lý vững vàng khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà mới.

Bước 8: Chọn thời điểm khởi công phù hợp
Bước 8: Chọn thời điểm khởi công phù hợp

Việc có các bước chuẩn khởi công một cách kỹ lưỡng vừa  giúp công trình diễn ra thuận lợi và còn giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí phát sinh. Khi mọi yếu tố đã sẵn sàng, việc thi công sẽ trở nên hiệu quả hơn, mang lại kết quả như mong đợi. Hãy dành thời gian để hoàn tất các bước chuẩn bị này, đảm bảo công trình của bạn được xây dựng đúng kế hoạch và đạt chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, để được tư vấn thi công phù hợp, gia chủ có thể liên hệ với Tre Nghệ qua hotline 0942 58 7272.

Bài viết liên quan

Liên hệ với Tre Nghệ








    Chào bạn, để nhận chia sẻ về kinh nghiệm thi công và dự toán chi tiết, vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây:
    Đặng Huy
    Giám Đốc Kinh Doanh