Biện pháp thi công
1. Xây dựng phần thô là gì?
Việc xây dựng phần thô đóng vai trò quan trọng và là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây nhà, bao gồm các công việc như thi công móng, xây dựng cấu trúc và trát trường toàn bộ nhà. Trong giai đoạn này, ngôi nhà sẽ hiển thị như một “bức tranh” chưa hoàn thiện, với các bức tường màu xám bê tông. Trong bài viết dưới đây, Tre Nghệ mang đến cho gia chủ bảng báo giá chi tiết nhất về việc xây dựng phần thô. Mời mọi người cùng tham khảo!
Phần thô là tiền đề quan trọng cho ngôi nhà bao gồm phần móng, bề ngầm, kết cấu bê tông cốt thép chịu lực đảm bảo cho nhà ở vững chắc. Để có thể hạn chế thất thoát, rủi ro và đảm bảo tiến độ công trình thì xây dựng thi công phần thô đòi hỏi phải kỹ lưỡng. Phần thô chuẩn bị càng tốt thì các công đoạn sau càng thuận lợi và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
2. Dịch vụ “Phần Thô Ưu Việt” tại Tre Nghệ
2.1 Dịch vụ Phần Thô Ưu Việt gồm những hạng mục gì?
Hạng mục công việc bao gồm nhân công và vật tư thi công phần thô
Móng, bể tự hoại, hố ga:
- Đào móng, xử lý nền, thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông móng (không bao gồm phần gia cố nền móng bằng cọc bê tông, móng đá, đất đôn nền)
- Xây công trình ngầm: bể tự hoại, hố ga
Cột, dầm :
- Thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông bằng máy trộn tại chỗ hoặc bê tông thương phẩm, hệ thống đà giằng, đà kiềng, dầm, cột, sàn (không tô trần) … tất cả các tầng, sân thượng.
- Đổ bê tông cầu thang, xây bậc bằng gạch.
- Theo đúng bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật
Xây, tô tường:
- Xây và tô đúng kỹ thuật tất cả các tường bao che, các tường ngăn phòng, hộp gen kỹ thuật bằng gạch ống.
Hệ thống ống luồn dây điện, hộp nối:
- Thi công lắp đặt hệ thống ống âm tường, hộp đấu nối cho dây điện, dây internet, cáp truyền hình (không bao gồm mạng Lan cho văn phòng, hệ thống dây tiếp địa, hệ thống ống đồng cho máy lạnh, hệ thống điện 03 pha).
Hệ thống cấp thoát nước:
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước lạnh âm tường
- Thi công lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng âm tường
Hệ mái:
- Thi công mái theo yêu cầu của chủ đầu tư
Nhân công hoàn thiện (chưa bao gồm vật tư hoàn thiện) các hạng mục sau:
- Nhân công cán nền, lát gạch sàn tầng trệt, các tầng lầu và len chân tường (10-12 cm)
- Nhân công cán nền, lát sàn nhà vệ sinh, ốp tường nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn (270 cm)
- Nhân công thi công sơn nước nội thất và ngoại thất mặt tiền
- Nhân công lắp đặt thiết bị vệ sinh (bồn cầu, labavo, vòi xịt, vòi tắm đứng, gương)
- Nhân công lắp đặt hệ thống điện và chiếu sáng: ổ cắm, công tắc, bóng đèn
- Vệ sinh cơ bản công trình trước khi bàn giao công trình.
2.2 Vật tư sử dụng thi công phần thô ưu việt
2.3 Các lưu ý khi thi công xây nhà
Để các hạng mục được triển khai thi công đúng kỹ thuật và đạt chất lượng, cùng Tre Nghệ điểm qua các lưu ý đặc biệt quan trọng trong quá trình thi công xây nhà từ phần thô đến hoàn thiện
2.3.1 Lưu ý khi thi công cấu kiện móng
- Hố móng cần được xây gạch thẻ xung quanh thay thế cho cốp pha truyền thống nhằm đảm bảo sự chính xác khi thi công và tránh hiện tượng sụt, lở đất
- Sau khi đổ bê tông, công tác bảo dưỡng bê tông vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo độ ẩm cho quá trình đông kết bê tông và phòng tránh các trường hợp rạn, nứt
2.3.2 Lưu ý khi thi công sàn
- Nên sử dụng 100% chống tăng kết hợp xà gồ sắt để chống sàn để đảm bảo mật độ điểm chống, sự an toàn tuyệt đối cho sàn, và tránh cong – võng sàn
- Nên sử dụng ván phủ phim lót sàn để đảm bảo độ chính xác mực thước của dầm, sàn, chống mất nước bê tông, và độ phẳng của sàn
- Nên sử dụng thép gân phi 10 đan sàn 2 lớp, lớp sắt dưới và lớp sắt mũ phía trên để đảm bảo sự chịu lực, và tăng cường liên kết khối bê tông sàn
- Nên sử dụng con kê tiêu chuẩn kê sàn để đảm bảo đồng nhất về vật liệu, tránh cháy sắt, và cao độ của 2 lớp sắt sàn
- Lắp đặt ống chờ sàn chuyên dụng được thiết kế đặc biệt giúp đấu nối trực tiếp ống thoát, xử lý chống thấm hiệu quả và đảm bảo cố định vị trí ống chờ xuyên suốt quá trình đổ bê tông sàn
- Sau khi đổ bê tông, công tác bảo dưỡng bê tông vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo độ ẩm cho quá trình đông kết bê tông và phòng tránh các trường hợp nứt sàn
2.3.3 Lưu ý khi thi công xây tường
- Sử dụng gạch thẻ xây lớp ngoài khung bao cửa để đảm bảo sự chắc chắn khi lắp ráp cửa
- Nên đổ giằng giữa tường xây để đảm bảo liên kết tường, tránh hiện tượng nứt tường
- Nên đổ giằng kết thúc tường lan can, ban công để đảm bảo sự chắc chắn của tường và dễ dàng thi công các hạng mục phụ trên khu vực này
2.3.4 Lưu ý khi thi công tô trát
- Ghém tường trước khi tô trát nhằm đảm bảo kỹ thuật tô trát và độ phẳng của tường
- Đóng lưới đường đục ống điện để đảm bảo sự liên kết của lớp vữa tô, tránh nứt tường do tách lớp vữa hồ trám và vữa hồ tô tường
- Đóng lưới khu vực tiếp giáp cột – tường, dầm – tường Tránh nứt tường do sự giãn nở vật liệu khác nhau
- Gia cường sợi thủy tinh PP cho vữa tô tường ngoài Tăng cường độ liên kết của vữa tô, tránh nứt tường do co giãn nhiệt độ
2.3.5 Lưu ý khi xử lý chống thấm các khu vực
- Đánh phẳng bề mặt sàn trước khi chống thấm giúp dễ dàng kiểm tra các khiếm khuyết của bê tông, loại bỏ tạp chất, đảm bảo sự kết dính giữa lớp chống thấm và lớp bê tông sàn
- Vát cạnh và gia cố lưới thủy tinh để đảm bảo an toàn cho lớp chống thấm bề mặt, tránh hiện tượng nứt hay gấp khúc xảy ra tại góc 90 độ
- Xử lý cổ ống bằng thanh trương nở và sikagrout để đảm bảo chống thấm tuyệt đối tại vị trí cổ ống chờ xuyên sàn
- Đổ gờ bê tông chống thấm giúp ngăn chống thấm ngược từ khu vực tiếp xúc nước thông qua chân tường thấm vào khu vực lân cận
- Đổ gờ bê tông chống nứt để đảm bảo chống tách nứt bê tông dầm cầu thang và vật liệu cán nền hoàn thiện
2.3.6 Lưu ý khi thi công ốp lát gạch
- Nên sử dụng kích nâng, con kê chữ thập, con kê siết hỗ trợ công tác ốp lát nhằm đm bảo sự chính xác, độ đồng đều của ron gạch và độ phẳng giữa các viên gạch ốp