Top 15 mẫu giếng trời đẹp cho nhà ống
Với mong muốn kiến tạo các công trình nhà ống hiện đại nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng cho toàn bộ cho không gian sống, giếng trời được nhiều gia chủ lựa chọn như một giải pháp đón nắng, lấy gió, khắc phục những hạn chế của kiểu nhà ống nhỏ hẹp, không có mặt thoáng. Giếng trời ngày càng được sử dụng phổ biến và biến tấu đa dạng với chất liệu và thiết kế mới. Cùng Tre Nghệ điểm qua 13 mẫu giếng trời đẹp cho nhà ống hiện đại và những lưu ý khi xây giếng trời.
Cấu tạo của giếng trời
Giếng trời là giải pháp tối ưu cho nhà ở thiết kế theo phương thẳng đứng giúp tạo một khoảng thở cho không gian từ mái xuống tầng trệt. Với mong muốn kiến tạo các công trình nhà ống hiện đại nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng cho toàn bộ cho không gian sống, giếng trời được nhiều gia chủ lựa chọn như một giải pháp đón nắng, lấy gió, khắc phục những hạn chế của kiểu nhà ống nhỏ hẹp, không có mặt thoáng. Giếng trời thường được cấu thành từ 3 phần:
- Đỉnh giếng: Phần cao nhất được cấu tạo từ khung mái và phần che. Ngoài tác dụng che chắn, phần đỉnh giếng còn đem đến hiệu ứng thẩm mỹ với kiểu dáng, chất liệu đa dạng.
- Thân giếng: Là khoảng không kéo dài xuyên suốt chiều cao đem ánh sáng đến cho ngôi nhà
- Đáy giếng: Thường nằm ở tầng thấp nhất hay tầng trệt của ngôi nhà giúp thông khí và đón nắng gió cho toàn bộ công trình. Đáy giếng được chú trọng thiết kế tiểu cảnh để tăng tính thẩm mỹ.
Lợi ích của giếng trời đẹp trong nhà ống
Với đặc điểm nhà ở san sát nhau của nhà phố đô thị, việc bố trí cửa sổ thông gió thường khó triển khai. Chính vì vậy, giếng trời đẹp cho nhà ống sẽ là giải pháp đón gió, lấy sáng tuyệt vời. Cùng Tre Nghệ điểm qua một số ưu điểm của giếng trời nhé:
- Tối ưu khả năng lấy sáng: Giếng trời thường làm chủ yếu từ chất liệu kính trong suốt. Điều này cho phép ngôi nhà tận dụng hoàn hảo ánh nắng tự nhiên từ bên ngoài.
- Lưu thông không khí tốt: Với nhà ống hẹp và bí, giếng trời sẽ là khoảng thông gió, đón khí trời đem đến sự thông thoáng cho ngôi nhà.
- Tiết kiệm điện năng: Với nguồn sáng và gió tự nhiên, gia chủ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí điện cho bóng đèn hay hệ thống làm mát không khí.
- Thể hiện giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà: Giếng trời thường được kết hợp với nhiều chất liệu đa dạng để đem đến hiệu ứng thị giác thú vị. Ngoài ra, phần đáy giếng trời thường được bố trí tiểu cảnh, cây cối… để đem sức sống thiên nhiên êm dịu cho toàn bộ ngôi nhà.
Kích thước chuẩn cho giếng trời nhà ống
Để thiết kế giếng trời sao cho phù hợp với ngôi nhà, các kiến trúc sư sẽ xem xét và đánh giá dựa trên diện tổng diện tích căn nhà, từ đó đưa ra những bản vẽ giếng trời phù hợp. Thông thường diện tích giếng trời không nhỏ hơn 1m2 nếu nhà cao trên 12m. Nếu giếng trời quá nhỏ sẽ không thể lấy sáng cho ngôi nhà, vì thế diện tích chuẩn sẽ từ 3 – 6m2.
Vị trí đặt giếng trời đẹp tốt nhất cho nhà ống
Giếng trời thường được bố trí linh hoạt trong không gian tuỳ theo sở thích của gia chủ. Tuy nhiên, nếu muốn khai thác tối đa công năng và đảm bảo yếu tố phong thuỷ, giếng trời nên đặt ở những vị trí sau:
Giếng trời đẹp trong nhà
Khu vực giữa nhà là vị trí thuận tiện và đảm bảo sự lưu thông không khí tốt cho cả ngôi nhà. Giếng trời trong nhà có thể bố trí cho các khu vực phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh, hành lang hay cầu thang. Gia chủ có thể linh hoạt bố trí cho khu vực yêu thích của mình. Ngoài ra, đặt giếng trời ở khu vực này còn tăng tính thẩm mỹ và kết nối các bộ phận của ngôi nhà.
Giếng trời đẹp cuối nhà ống
Giếng trời cuối nhà ống thường được tạo nên như một khu vườn xanh mát thu nhỏ. Ngoài tác dụng điều hoà không khí, giếng trời cuối nhà còn là không gian thư giãn và nghỉ ngơi của gia đình. Diện tích giếng trời cuối nhà ống không nên quá bé để đảm bảo luồng không khí được lưu thông tốt.
Top 13 thiết kế giếng trời đẹp cho nhà ống
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu thiết kế giếng trời độc đáo cho không gian nhà ở nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một mẫu giếng trời phù hợp. Dưới đây là 15 gợi ý từ Tre Nghệ mà bạn có thể tham khảo:
Lưu ý khi xây dựng giếng trời đẹp thông gió cho nhà ống
Thiết kế khoa học, hợp phong thuỷ
- Đỉnh giếng: Yếu tố đầu tiên là đảm bảo chức năng thông gió, tiếp nhận ánh sáng tốt. Vật liệu tạo nên phần này khá đa dạng từ truyền thống như gỗ, gạch đến vật liệu hiện đại như kính, gạch kính, kim loại. Màu sắc và hình dáng giếng có thể lựa chọn hợp theo phong thuỷ và gu thẩm mỹ của chủ nhà.
- Thân giếng: Mặt tường thân giếng trải dài có thể ốp đá kết hợp với tiểu cảnh để đem đến nguồn năng lượng tươi mới kết nối các tầng của ngôi nhà.
- Đáy giếng: Là khu vực mang gia chủ có thể thỏa sức sáng tạo đem đến hiệu ứng thị giác thoáng đãng. Chủ nhà có thể chọn tiểu cảnh ướt hoặc tiểu cảnh khô. Tiểu cảnh lựa chọn phải gọn gàng, không quá rậm rạp, chắn tầm nhìn của gia chủ.
Xem thêm:
Diện tích giếng trời
Giếng trời có nhiệm vụ làm “cứu cánh” cho việc thông khí của ngôi nhà. Chính vì vậy, diện tích giếng cũng cần tương thích với diện tích và hướng của ngôi nhà để đảm bảo toàn bộ không gian nhận đủ ánh sáng và gió. Với nhà ở hướng Tây Bắc nhiều gió thì không nên xây giếng trời quá lớn.
Cách âm cho giếng trời
Một nhược điểm của giếng trời là âm thanh vang vọng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên. Để khắc phục điểm này, gia chủ nên tăng độ dày, độ nhám và gồ ghề của bề mặt tường bằng cách ốp đá, gạch tiêu âm, giấy dán tường.
Hệ thống thoát nước
Với những mẫu giếng trời không có mái che, kiến trúc sư sẽ xây hệ thống thoát nước hợp lý tránh gây ứ đọng, làm giảm chất lượng mặt sàn và nội thất bên trong. Khu vực đáy giếng có thể tận dụng thành bể cá vừa thêm sinh động cho không gian, vừa là nơi thoát nước tốt.
Đảm bảo an toàn, an ninh
Với giếng trời không có mái che, chủ nhà nên dùng khung sắt, kim loại để che chắn phần này. Ngoài ra, nếu giếng trời được đặt giữa nhà, khu vực này nên hạn chế trang trí cầu kỳ, treo đèn, vật nặng để tránh rơi vỡ.
Hệ thống mái che phù hợp
Hiện nay, giếng trời thường có 2 loại chính: Giếng trời có mái che và giếng trời không có mái che. Gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn thiết kế phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Dù sử dụng loại nào, mái che cũng cần đảm bảo độ chắc chắn và có tấm lưới hoặc thanh chắn bảo vệ.
Qua 15 mẫu giếng trời đẹp cho nhà ống đã được chọn lọc, Tre Nghệ hy vọng bạn sẽ tìm được mẫu giếng trời thông gió ưng ý cho tổ ấm tương lai. Thi công giếng trời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và lưu ý khi xây dựng. Để xác định mẫu giếng trời phù hợp và chi phí thi công, hãy liên hệ với Kiến Trúc Tre Nghệ để được tư vấn giải pháp cho ngôi nhà của bạn.
Xem thêm: