Hoàn công là gì? Thủ tục và hồ sơ hoàn công nhà ở

Khi đã xây dựng xong một ngôi nhà, chủ đầu tư cần hoàn thành thủ tục hoàn công để xác minh tính pháp lý của công trình là hoàn công. Nếu bạn chưa biết rõ hoàn công là gì, hãy tham khảo ngay bài viết của Tre Nghệ để hiểu được khái niệm hoàn công là gì, thủ tục, hồ sơ và chi phí hoàn công mà mọi chủ nhà đều nên biết.

1. Hoàn công là gì?

Hoàn công là một thủ tục hành chính trong quản lý xây dựng để nhà nước xác nhận bên đầu tư, bên đơn vị thi công đã hoàn thành công trình sau khi được cấp giấy phép xây dựng và hoàn tất công tác nghiệm thu. Hoàn công thể hiện tình trạng thực tế của công trình và thay đổi so với thiết kế ban đầu.

Theo quy định của Luật xây dựng 2014Nghị định 59/2015/ NĐ-CP, các công trình xây dựng nhà ở hay công trình xây dựng khác đều phải xin giấy phép xây dựng và thực hiện hoàn công. Riêng ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ khi xây dựng tại các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá thì mới cần hoàn thiện thủ tục này.

Tiến hành bản vẽ cho thủ tục hoàn công
Tiến hành bản vẽ cho thủ tục hoàn công

2. Vì sao phải thực hiện thủ tục hoàn công?

Hoàn công là công tác quan trọng để hoàn thiện tính pháp lý của ngôi nhà. Nhà ở, công trình là nhóm tài sản cần được đăng ký sở hữu. Thủ tục hoàn công là bước quan trọng nếu chủ công trình muốn đăng ký quyền sở hữu.

Thủ tục này là điều kiện để chủ đầu tư được cấp lại sổ hồng. Trong quá trình thi công sẽ xảy ra những thay đổi hiện trạng đất, công trình nhà ở nên hoàn công sẽ thể hiện chi tiết những điều chỉnh, sửa đổi này. Đối với nhà ở riêng lẻ, gia chủ phải hoàn tất thủ tục hoàn công để được đảm bảo quyền lợi, không bị thu hồi đất hay gặp khó khăn khi mua bán, sửa chữa nhà ở sau này.

3. Các loại giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ hoàn công nhà

Lập hồ sơ hoàn công
Lập hồ sơ hoàn công

Dưới đây là các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị cho hồ sơ hoàn công của nhà ở riêng lẻ theo Thông tư 05/2015/TT-BXD:

  • Giấy phép xây dựng
  • Hợp đồng thi công được ký kết giữa các bên như chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công, giám sát (nếu có)
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
  • Báo cáo và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
  • Bản vẽ hoàn công được thực hiện khi việc thi công xây dựng có thay đổi so với bản vẽ thiết kế xây dựng đã được duyệt
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có)
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy, vận hành thang máy (nếu có)

Ngoài ra, trên thực tế có thể sẽ phát sinh thêm một số giấy tờ liên quan cần bổ sung do bên cơ quan quản lý yêu cầu.

4. Trình tự thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở

  • Bước 1: Chủ sở hữu nộp hồ sơ hoàn công tại UBND quận/huyện/thị xã hoặc cấp xã tại địa phương công trình đang thi công. Sau đó, chủ sở hữu sẽ được ghi biên nhận, hẹn phúc đáp và trả hồ sơ. Trong trường hợp có sai sót, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung thêm.
  • Bước 2: Hồ sơ hoàn công sẽ được chuyển về phòng Quản lý đô thị để xem xét. Nếu hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND quận, huyện sẽ ký phê duyệt bản dự thảo Tờ trình và Giấy chứng nhận, sau đó lập phiếu chuyển Chi cục Thuế. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ được trả lại và nêu rõ lý do.
  • Bước 3: Chuyển giấy chứng nhận đã ký về văn phòng tiếp nhận và trả kết quả
  • Bước 4: Chủ sở hữu nhận thông báo về nghĩa vụ tài chính. Chủ sở hữu sẽ liên hệ với Chi cục Thuế địa phương để nộp tiền, lệ phí và hoàn tất nghĩa vụ tài chính.
  • Bước 5: Chủ sở hữu nộp biên lai nộp Thuế và nhận về Giấy chứng nhận Hoàn công để đưa công trình vào khai thác và sử dụng.
Làm thủ tục hoàn công cần thực hiện theo 5 bước cơ bản
Làm thủ tục hoàn công cần thực hiện theo 5 bước cơ bản

5. Trách nhiệm của các bên khi thực hiện hoàn công

Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công, tiến hành công tác nghiệm thu, cùng đảm bảo chất lượng công trình và ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.

Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, ký kết nghiệm thu, hoàn công và thực hiện đủ nghĩa vụ như thỏa thuận của hợp đồng

Đơn vị tư vấn, giám sát (nếu có): Tư vấn, kiểm tra giám sát quá trình thi công công trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Đồng thời, đơn vị tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Đơn vị thiết kế thi công: Tham gia nghiệm thu, lập bản vẽ hoàn công theo đúng thực tế xây dựng khi có sự thay đổi với thiết kế đã duyệt ban đầu.

6. Chi phí hoàn công nhà ở

Để được nhận Giấy chứng nhận hoàn công, chủ sở hữu trước tiên cần hoàn tất các nghĩa vụ tài chính. Một số chi phí hoàn công nhà ở theo kinh nghiệm thực tế như sau:

  • Phí lập hồ sơ hoàn công và bản vẽ hoàn công cho đơn vị xây dựng: Từ khoản 150.000 đồng/m2
  • Thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức: Thuế giá trị gia tăng = Thuế khoán x Mức kê khai chi phí vật tư và nhân công xây dựng. Theo quy định số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015, mức thuế khoán cho các hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%, đối với xây dựng có bao thầu là 3%.
  • Lệ phí trước bạ: 1% tổng giá trị căn nhà

Chi phí hoàn công thường có sự thay đổi và dao động theo tình hình thực tế.

Về cơ bản, quy trình và hồ sơ cho thủ tục hoàn công không quá nhiều hay phức tạp. Nhưng các loại giấy tờ này đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chuẩn xác. Để tiết kiệm thời gian và công sức cho việc hoàn công, chủ sở hữu nên tìm đến các đơn vị có kinh nghiệm và uy tín như Tre Nghệ. Với đội ngũ am hiểu và đã thực hiện nhiều công trình, Tre Nghệ sẽ là đơn vị đồng hành, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý và hoàn tất thủ tục hoàn công dễ dàng cho gia chủ.

Bài viết liên quan

Liên hệ với Tre Nghệ








    Chào bạn, để nhận chia sẻ về kinh nghiệm thi công và dự toán chi tiết, vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây:
    Đặng Huy
    Giám Đốc Kinh Doanh